Hướng dẫn bảo dưỡng máy chạy bộ điện mới nhất 2021 - PT Home

Hướng dẫn bảo dưỡng máy chạy bộ điện mới nhất 2021

Bạn có thể bắt gặp máy chạy bộ điện hiện đại trong các trung tâm thể dục thể hình có thể cung cấp cho người tập luyện chạy bộ những bài thể dục với mức độ cao hơn với sự lập trình thông minh hơn. Và đôi khi có những chiếc máy chạy bộ điện đã đến thời gian bảo dưỡng.

Máy chạy bộ điện là gì?

Máy chạy bộ điện là dòng máy tập thể dục được thiết kế tương đối đơn giản và dễ dàng lắp đặt khi mua về sử dụng. Việc hiểu rõ cấu tạo và chức năng của từng bộ phận sẽ giúp bạn sử dụng dễ dàng cũng như phát huy tối đa các chức năng của nó hơn. Vậy bạn đã biết, cấu tạo và chức năng từng bộ phận của máy chạy bộ điện tại nhà chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo ngay bài viết này để có cho mình câu trả lời bạn nhé !

Máy chạy bộ P300

Thành phần cấu tạo của máy chạy bộ điện

Các bộ phận chính của máy chạy bộ

Theo các chuyên gia máy tập, với một chiếc máy chạy bộ điện cơ bản thì nó gồm những bộ phận chính sau:

Thân máy.

Thân máy của máy chạy bộ điện được thiết kế từ thép chịu lực cao cấp, khung đỡ của máy chắc chắn có thể chịu được lực cao bên ngoài được sơn tĩnh điện bền đẹp.

Chân máy.

Chân máy của máy chạy bộ điện gồm hai hệ thống đỡ trước và đỡ sau. Chân máy có bánh xe di chuyển dễ dàng,

Băng chạy.

Băng tải máy chạy bộ

Băng chạy là bộ phận giúp người tập di chuyển trên đó khi tập với máy chạy bộ. Hiện nay băng tải máy chạy bộ được dùng phố biến nhất đó là loại được làm từ vật liệu PVC có màu đen nhám với độ dày 2mm. Đặc tính của loại này là có độ bám tốt, trống trơn trượt, độ bền cao. Kích thước của băng tải sẽ được thiết kế riêng để phù hợp với từng model máy tập cụ thể.

Động cơ của máy chạy bộ.

Động cơ của máy chạy bộ điện có chức năng giúp nó hoạt động được, yêu cầu của động cơ là chạy êm, ổn định và mã lực khỏe. Bình thường thì động cơ có công suất của motor từ 1.0Hp cho đến 6.0Hp. Và nếu như bạn sử dụng máy chạy bộ để tập tại nhà thì công suất cỡ 2.0Hp trở lên là thích hợp bởi vì nó đủ công suất để kéo người có số cân tối thiểu từ 80 đến 130 kg.

Màn hình hiển thị và bảng điều khiển.

Máy chạy bộ được thiết kế có màn hình hiển thị các thông số như vận tốc, quãng đường, thời gian, lượng callo tiêu thụ, nhịp tim…

Cấu tạo của motor máy chạy bộ

Động cơ DC mà người bán máy chạy bộ hay gọi là động cơ điện một chiều, chủ yếu là các dòng máy chạy bộ cỡ nhỏ cho gia đình

Động cơ AC là dòng máy chạy bộ chuyên dụng thường được sử dụng cho các phòng tập thể hình ( phòng tập Gym )

Vậy chúng ta đã hiểu qua về các loại động cơ, nhưng để biết thêm và sâu hơn chúng tôi sẽ phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hai loại động cơ trên.

Thứ nhất động cơ DC

Là động cơ điện một chiều hoạt động với dòng điện một chiều.

Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều, một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục.

Thứ hai động cơ AC

Là động cơ điện xoay chiều hoạt động với dòng điện xoay chiều.

Động cơ gồm có hai phần chính là Stator và Rotor. Stator gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rotor hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.

Cấu tạo bàn chạy

Nhìn bề ngoài, bạn sẽ đánh giá là bản chạy bộ nào cũng giống nhau. Nhưng không phải như vậy: Ngay từ kích thước, số lớp và loại vật liệu làm ra bàn tập cũng khác hoàn toàn nhau.

Các kích thước thảm phổ biến

Với máy chạy bộ gia đình: Kích thước phổ biến của nó từ 35cm đến 45cm cho bề rộng và 180cm cho chiều dài

Đối với máy tập chạy bộ điện cho phòng GYM: Kích thước sẽ lớn hơn từ 50cm – 55cm thậm chí lên đến 60cm. Chiều dài của nó cũng hơn rất nhiều lên đến 340cm.

Số lớp

Thông thường, thảm chạy trên băng truyền có cấu tạo gồm 5 lớp cho những loại phổ thông hoặc gia đình. 7 lớp dạng kim cương cho máy chạy bộ tại phòng tập hoặc những máy chạy bộ cao cấp trên thị trường. Số lớp tuy không nói lên được độ bền và chống trơn trượt của thảm. Tuy nhiên, thường bao giờ 7 lớp vẫn luôn có độ dày tốt hơn và chi phí cao hơn.

Chất liệu sản xuất thảm chạy băng truyền.

PU và PV là 2 vât liệu chính làm ra thảm chạy. Bởi nó cho độ êm cao, mềm mà độ đàn hồi lại cực tốt.

Bên cạnh vật liệu chính sẽ đi kèm một số loại vật liệu dạng sợi, dạng lưới để giúp gia cố độ ổn định, độ bền và độ đàn hồi của sản phẩm. Giúp nó dai hơn và ít biến dạng khi bạn tác dụng lực không giống nhau lúc chạy. Độ căng của thảm sẽ được phục hồi trong thời gian ngắn nhất mà bàn chân bạn bước lên…

Thảm tập sẽ được kết hợp xen kẽ các lớp một cách khoa học.

Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy chạy bộ điện

Việc bảo trì bảo dưỡng máy tập gym theo định kỳ là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ bắt đầu với các công việc vệ sinh máy chạy bộ điện đơn giản mà chưa cần đến chuyên môn bạn cũng có thể thao tác được.

1. Bảo dưỡng máy chạy bộ điện cần lau chùi khung máy máy chạy bộ

Bộ phận này bạn chỉ cần dùng khăn mềm khô lau chùi sạch sẽ từ phần màn hình điều khiển đến tay vịn, xuống hai bên thanh đỡ, vỏ hộp động cơ và đến hai bên vành đai máy chạy bộ. Khăn lau sử dụng trong phân đoạn này bạn có thể dùng loại khăn có kích thước to hơn để lau chùi, không dùng khăn bị ẩm ướt để vệ sinh các chi tiết này.

2. Bảo dưỡng máy chạy bộ điện cần kiểm tra các chi tiết kỹ thuật trên máy chạy

  • Bộ phận dễ kiểm tra nhất là phần băng tải, bạn kiển tra xem lớp băng tải sau thời gian dài sử dụng có bị trùng hay không. Nếu bị trùng, bạn nên cân nhắc độ căng của thảm chạy cho thích hợp (ngay cả khi máy chạy bộ mới vừa mua, bạn cũng nên kiểm tra độ căng và trao đổi thêm với nhân viên kỹ thuật để căng chỉnh đúng độ với chi tiết này).
  • Kiểm tra ván máy chạy bộ (bằng chất liệu gỗ MDF cao cấp) có còn nguyên vẹn hay không

3. Bảo dưỡng máy chạy bộ điện cần bôi trơn băng tải máy chạy bộ

Có hai hình thức tra dầu cho băng tải (thảm máy chạy bộ) cũng tương ứng với hai loại công nghệ sản xuất khác nhau được sử dụng cho dòng máy chạy trên thị trường hiện nay.

Với công nghệ tra dầu tự động, bạn chỉ cần nhỏ lượng dầu bôi trơn băng tải máy chạy bộ nhất định theo chỉ định của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm vào bộ phận ngay bên cạnh hộp động cơ trên đầu băng tải. Hệ thống sẽ tự động phân phối lượng dầu này lên ván chạy của máy chạy bộ mà không cần thao tác thủ công.

Với công nghệ bôi trơn băng tải thủ công, thì việc đầu tiên là bạn kiểm tra độ căng của thảm chạy, nếu quá căng không thể nhấc được lên bạn cần điều chỉnh bằng cách sử dụng bộ tuốc nơ vít đi kem và vặn điều chỉnh ở ngay phần đuôi của vành đai máy chạy.

Bảo dưỡng máy chạy bộ điện tra dầu

4. Bảo dưỡng motor động cơ máy chạy bộ

Đối với bộ phận “đầu não” này của máy chạy, bạn cần:

  • Tra mỡ vòng bi động cơ
  • Thay chổi than khi chổi than bên trong động cơ đã sử dụng hết (than đã bị mòn sau thời gian sử dụng, trung bình chổi than có thể sử dụng 2-3 năm).
  • Vệ sinh bộ phận chổi than.

Bảo dưỡng máy chạy bộ điện chổi than

Với loại mỡ để bôi trơn động cơ máy chạy có bán tại các cửa hàng sửa chữa hoặc tại chính cửa hàng bán máy chạy. Ngoài ra còn phần bo mạch của máy chạy bộ cũng cần quét vệ sinh bụi định kỳ.

Tiến hành bảo dưỡng động cơ:

  • Sử dụng bộ tua vít đi kèm máy chạy để tháo vỏ hộp động cơ bên trên băng tải để nhấc bộ động cơ ra hoặc bạn để nguyên vậy để lau chùi.
  • Sử dụng bình xịt bụi, máy hút bụi mini hoặc chổi cọ sơn loại nhỏ mềm để quét sạch bụi quanh các chi tiết trong động cơ. Có thể tháo rời hoặc không tháo phần bo mạch, dùng chổi cọ sơn mềm để quét sạch bụi bề mặt của bo mạch.
  • Tra mỡ cho vòng bi bên trong động cơ
  • Lau cọ sạch bụi phần cổ góp, thay than khi chổi than đã chạy hết.
  • Dùng khăn mềm lau bụi mặt ngoài của động cơ.
  • Sau khi vệ sinh xong lắp lại về vị trí cũ và bắt vít thật chặt (bắt vít lỏng khiến cho máy chạy bị kêu khi hoạt động).

5. Bảo dưỡng máy chạy bộ điện cần kiểm tra ván máy chạy bộ

Bộ phận ván máy chạy bộ (bộ phận đỡ bên dưới băng tải/thảm máy chạy bộ) được làm bằng chất liệu gỗ MDF chắc chắn, tùy vào từng thương hiệu mà chất lượng và độ dày của băng chạy ra sao và cũng ảnh hưởng đến độ bền của máy chạy bộ. Thông thường, bộ phận này chỉ được thay khi ván chạy bị gãy.

Ở hai trục hai đầu trước và sau của ván chạy có hai vòng bi, bạn cũng cần tra mỡ định kỳ để cho vòng bi hoạt động trơn tru và vận hành máy chạy nhẹ nhàng hơn.

Trên đây là tất cả những gì cần được bảo trì bảo dưỡng trong quá trình sử dụng máy chạy bộ để tập luyện tại nhà. Ngoài ra còn một số những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng cũng như trong quá trình sử dụng mà bạn cần thiết quan tâm.

ván máy chạy bộ

6. Bảo dưỡng máy chạy bộ điện cần vệ sinh bộ phận motor massage

Bạn có thể tháo vỏ hộp motor và tiến hành lau chùi bôi trơn motor bình thường. Đai massage khá bền và phổ biến, nếu bị rách hay đứt bạn có thể thay mới bộ phận đai massage dễ dàng.

Khung và bàn chạy của băng truyền

Nó gồm 2 thanh kim loại bản rộng cao cấp ít biến dạng chạy song song với nhau ở 2 bên sườn của băng truyền. Gắn với khung và trục tròn xoay đằng đuôi bởi thân ốc to – dài xuyên thẳng qua con lăn tròn. Giúp nó vừa cố định khoảng cách của 2 thanh kim loại này, vừa giúp cho con lăn tròn xoay khi bạn chạy.

Bên trong thảm là một tấm bích lớn có độ rộng bằng khoảng cách của 2 thanh kim loại kể trên. Chiều dài gần bằng độ dài bề mặt của thảm chạy (là khoảng cách gần bằng khoảng cách của 2 con lăn tròn đầu – cuối). Giúp cho người chạy có bề mặt cứng ổn định để thực hiện các bước chạy vững chắc trên máy.

Trên đây là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi mong bạn sẽ cảm thấy nó có ích dành cho bạn.