Băng tải máy chạy bộ và cách bảo dưỡng, thay thế băng tải - PT Home

Băng tải máy chạy bộ và cách bảo dưỡng, thay thế băng tải

Băng tải máy chạy bộ và cách bảo dưỡng, thay thế băng tải !

Ngày này, khi nhu cầu thể dục thể thao nâng cao sức khỏe của mọi người tăng lên. Máy chạy bộ nhận được nhiều sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng trên thị trường. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng các bộ phận của máy sẽ có những hỏng hóc nhất định. Trong đó có băng tải máy chạy, nơi tiếp xúc lực trực tiếp giữa người tập và máy chạy. Vậy băng tải là gì, cấu tạo như thế nào, cũng như sửa chữa thay thế chúng như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Băng tải máy chạy bộ là gì?

Băng tải máy chạy bộ là một trong những bộ phận quan trọng của máy chạy bộ, là nơi tiếp xúc và chịu lực trực tiếp của sức nặng cơ thế người sử dụng. Băng tải là bộ phận cần thay thế theo định kỳ và theo tần suất hoạt động của người sử dụng.

Thành phần cấu tạo của băng tải máy chạy bộ

Chất liệu

Hiện nay các dòng máy chạy chuyên dụng trên thị trường đều sử dụng các loại băng tải PVC màu đen. Bởi nó cho độ êm cao, mềm mà độ đàn hồi lại cực tốt. Cấu tạo bởi nhiều lớp:

băng tải máy chạy bộ

  • Lớp bề mặt: Thiết kế mô hình kim cương, tạo ma sát cao tránh trơn trượt dẫn đến tổn thương khi tập luyện.
  • Lớp cách âm PEP: giúp làm giảm tiếng ồn tối đa khi chạy
  • Lớp tĩnh điện: có tác dụng cách điện đảm bảo an toàn
  • Lớp đệm cao su: Tăng độ êm ái khi chạy
  • Lớp đàn hồi: Cấu tạo từ cao su và các sợi vải bố chống mài mòn khi tiếp xúc với ván chạy và trục lăn.

Bên cạnh vật liệu chính sẽ đi kèm một số loại vật liệu dạng sợi, dạng lưới để giúp gia cố độ ổn định, độ bền và độ đàn hồi của sản phẩm. Giúp nó dai hơn và ít biến dạng khi bạn tác dụng lực không giống nhau lúc chạy. Độ căng của thảm sẽ được phục hồi trong thời gian ngắn nhất mà bàn chân bạn bước lên. Băng tải máy chạy bộ sẽ được kết hợp xen kẽ các lớp một cách khoa học.

Hình dáng và kích thước

Thảm chạy được thiết kế hình chữ nhật, hai đầu được nối lại với nhau bằng các loại keo chuyên dụng. Được ép nhiệt và cuốn lại thành lô tròn, dễ dàng vận chuyển và đóng gói.

băng tải máy chạy bộ

Với máy chạy bộ gia đình: Kích thước phổ biến của nó từ 35cm đến 45cm cho bề rộng và 180cm cho chiều dài (đây là chiều dài của toàn bộ vòng băng chạy). Độ dày của thảm chạy băng truyền cho gia đình từ 1,6mm – 1,8mm

Đối với máy tập chạy bộ điện cho phòng GYM: Kích thước sẽ lớn hơn từ 50cm – 55cm thậm chí lên đến 60cm. Chiều dài của nó cũng hơn rất nhiều lên đến 340cm. Độ dày của thảm từ 1,8mm – 2mm, có loại cao cấp hiện nay dành cho một số loại máy lên đến 2,5mm. Giúp nó giảm ồn cực tốt khi chạy.

Công dụng của băng tải máy chạy

Công dụng chủ yếu của băng tải là dẫn động, chịu tải, tạo cho người dùng một cảm giảm đang di chuyển trên mặt đất.

băng tải máy chạy bộ

Cách bảo dưỡng băng tải máy chạy bộ

Tại sao phải bôi trơn băng tải máy chạy

Sau một thời gian sử dụng, băng tải máy chạy sẽ có hiện tượng bị mài mòn hay thậm chí có thể là rách. Để hạn chế tình trạng này bạn nên bôi trơn băng tải bằng các chất bôi trơn chuyên dụng. Để tăng độ mượt mà trong quá trình chuyển động của máy. Giúp người tập có cảm giác chay bộ nhẹ nhàng hơn và thoải mái hơn.

Thời gian thích hợp bôi trơn băng tải là từ 4 đến 6 tháng/ 1 lần, tùy theo mức độ sử dụng máy.  Các bạn không nên dùng nhớt xe máy hay mỡ bò để bôi trơn. Vì hai loại này khiến thảm bị bết và nhờn ở hai bên mép thảm rất nguy hiểm cho người tập. Dầu silicone là một loại dầu chuyên dụng dùng để bôi trơn băng tải máy chạy bộ. Với mục đích làm giảm ma sát giữa băng tải và ván chạy, giúp máy hoạt động trơn tru.

băng tải máy chạy bộ

Cách bôi trơn băng tải máy chạy

  • Cần phải sử dụng đúng loại dầu bôi trơn (dầu silicone) chuyên dụng cho các dòng máy chạy bộ. Tuyệt đối không được sử dụng các loại dầu bôi trơn khác như: Dầu nhớt xe máy, mỡ bò…
  • Khi tra dầu nên tắt nguồn hoặc rút phích ra khỏi ổ cắm điện.
  • Dùng cây lục giác (được đi kèm với máy chạy bộ khi mua) vặn lỏng 2 con ốc ở đuôi máy để thảm chạy bớt căng, dễ thao tác hơn.
  • Dùng khăn sạch lau bề mặt ván chạy 1 lượt để loại bỏ bụi bẩn.
  • Dùng tay nâng 1 bên thảm lên, luồn ống dầu vào dưới thảm chạy, chạy thành 1 đường dài, dọc theo chiều dài ván chạy. Làm tương tự với bên kia.
  • Dùng tay ấn nhẹ để dầu lan tỏa đều trên bề mặt ván chạy và mặt dưới của thảm chạy.
  • Vặn 2 con ốc lục giác chặt lại như cũ.
  • Bật nguồn máy chạy bộ và để máy chạy không tải ở tốc độ khoảng 3 km/h trong khoảng 10 phút.
  • Tiếp đó bạn bước lên trên máy, đi bộ 1 lúc để dầu lan đều.
*** Lưu ý: Các bạn chỉ nên tra một lượng dầu vừa đủ. Ít quá thì không có hiệu quả bôi trơn nhưng nhiều quá lại khiến cho máy bị hẫng khi sử dụng, đồng thời dầu thấm ngược lên mặt trên của băng tải gây khó chịu cho người dùng khi chân tiếp xúc với dầu hoặc trơn trượt.

Cách sửa chữa, thay thế băng tải máy chạy bộ

Để sửa chữa máy tập gym thì không thể thiếu các dụng cụ cần thiết để tháo lắp các bộ phận. Và một vài dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: Tuốc nơ vít 4 cạnh, lục giác size 6 và lục giác size 8, .. Mỏ lết nếu cần.

Bước thứ nhất.

  • Bạn tháo ốp mu bảo vệ động cơ nằm ở đầu máy và nó được bắt bởi 4 ốc hoặc 6 ốc 4 cạnh.
  • Tháo ốp bảo vệ thân máy thì bạn quan sát kỹ xem máy chạy bộ đó dùng vít hoặc la dãnh cài. Nếu như là bắt vít thì chúng ta dựng máy lên rồi tháo vít ở dưới gầm máy, còn nếu là dãnh cài chúng ta đẩy từ đầu xuôi theo thân máy và kéo ra.
  • Sau khi đã tháo được ốp mu bảo vệ động cơ và ốp mu bảo vệ thân máy thì lúc này chúng ta đã nhìn thấy ván chạy, bo mạch và động cơ của máy chạy bộ.

băng tải máy chạy bộ

Bước thứ hai.

  • Đến đây bạn tiến hành tháo ván chạy bộ của máy chạy bộ. Thông thường thì ván chạy được bắt bởi 8 ốc vít 4 cạnh thông qua 8 miếng cao su giảm chấn ở dưới. Sau khi tháo hết ốc chúng ta nhấc tấm ván lên.
  • Bạn nhìn lên động cơ của máy chạy bộ thì ở đây có một quả lô được bắt ngang máy. Một đầu được đấu với dây coroa và một đầu bắt vào thân máy qua một ốc lục 6 cạnh. Chúng ta tiến hành tháo ốc lục và nhấc quả lô trước ra. Sau đó, tiến hành tháo quả lô sau cũng bằng lục 6 cạnh và nhấc ra.
  • Sau khi đã hoàn tất các bước 1 và 2 thì chúng ta tiến hành thay băng tải máy chạy bộ.

Bước thứ ba.

  • Tiếp theo chúng ta cho ván chạy vào giữa băng tải và nhấc vào đúng tâm của thân máy. Chú ý các ốc của ván chạy và thân máy để khớp với nhau.
  • Sau khi đã cho băng tải, ván chạy vào thì chúng ta tiến hành lắp 2 quả lô trước và sau máy chạy bộ. Sau khi đã lắp 2 quả lô thì chúng ta tiến hành lắp ốc của ván chạy.
  • Đến đây coi như bạn đã hoàn thành được 90% công việc. Chúng ta chỉ cần vặn lại các ốc lúc tháo ra và cân lại băng tải cho không bị lệch.

Lời kết.

Trên đây là toàn bộ thông tin được tổng hợp và chia sẻ bởi PT HOME. Với những thông tin chia sẻ ở trên đây thì hy vọng bạn đã có thể tự bảo dưỡng. Hay thay băng tải cho chiếc máy chạy bộ của mình một cách dễ dàng nhất. Chúc bạn thành công với công việc mới lạ này. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !